Chia sẻ | Hệ thống camera giám sát sử dụng công nghệ IP

Bài chia sẻ của Mr. Lê Quang Nhất về hệ thống camera giám sát sử dụng công nghệ IP (nguồn: Facebook)

1) Hệ thống camera có thể hiểu dơn giản bao gồm camera, đầu ghi hình hoặc server được kết nối thông qua hạ tầng mạng.

– Camera có chức năng: ghi nhận hình ảnh hiện trường tại vị trí lắp đặt, hình ảnh sẽ được mã hóa sang các chuẩn nén phổ biến như h264, h265.
– Đầu ghi hình: có chức năng ghi nhận, lưu trữ các dữ liệu của camera, giải mã các tín hiệu nhận được từ camera sang các chuẩn video có thể chiếu lên màn hình.

 

2) Phân biệt khả năng giải mã (decodec) và khả năng ghi hình.

– Một đầu ghi hình hay server, có khả năng ghi hình camera có độ phân giải 12mpx, nhưng không có nghĩa là hình ảnh xuất ra trên màn hình có độ phân giải là 12mpx.
– Việc ghi hình trên đầu ghi là quá trình nhận gói tin của camera gửi về và ghi nhận lại toàn bộ các gói tin đó vào HDD được gắn bên trong đầu ghi, server.
– Khi thực hiện việc xem trên màn hình thì đầu ghi, server có nhiệm vụ giải mã các gói tin mà nó đã ghi nhận được sang định dạng mà có thể trình chiếu được (mp4, asf,…), quá trình này thường gọi là render phim, việc render film sẽ tiêu tốn tài nguyên của CPU và RAM.
– Do tính chất giới hạn của phần cứng về mặt hiệu suất nên 1 đầu ghi có thể lưu trữ được 4 camera ví dụ độ phân giải là 4mpx, nhưng nó chỉ có thể hiện thị đầy đủ chất lượng hình ảnh 4mpx (2k) của một camera, đây là do khả năng giải mã của thiết bị.

READ  NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CAMERA NHIỆT & GIẢI PHÁP MỚI NHẤT TỪ DAHUA DSS TRONG Y TẾ

 

3) Cần lưu ý:

– Độ phân giải hiển thị
– Độ phân giải ghi hình.
– Khả năng giải mã lớn nhất hay độ phân giải camera hiển thị lớn nhất.
– H265, H264 không phải là định dạng phim đây là chuẩn nén, muốn xem được phải giải mã thành các định dạng thông thường như mp4, avi, asf, dat….

Xem thêm các bài viết: